Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

"Chế" đồ để trang trí cây thông Noel

Cũng chỉ là những vật dụng trang trí thường thấy ở các cửa hàng nhưng tất cả sẽ thật khác, thật mới mẻ chỉ với một chút "chế" thêm. Có thể đơn giản chỉ là thêm chiếc mũ nhỏ xinh, chiếc khăn quàng cho người tuyết, vẽ thêm các hình ảnh ngộ nghĩnh lên quả chuông... Hay khéo tay hơn, bạn có thể dùng các vật dụng như vải, cúc để làm đồ trang trí rất đẹp mắt.

Hãy tham khảo một vài ý tưởng sau:

trangtri_caythong_noel_13

 trangtri_caythong_noel_1

 trangtri_caythong_noel_2

trangtri_caythong_noel_3

trangtri_caythong_noel_4

trangtri_caythong_noel_5

trangtri_caythong_noel_6

trangtri_caythong_noel_7

trangtri_caythong_noel_8

 trangtri_caythong_noel_9

trangtri_caythong_noel_10

 trangtri_caythong_noel_11

trangtri_caythong_noel_12



trangtri_caythong_noel_14

Giáng Sinh cùng thăm những nhà thờ cổ kính


Có thể nói, sự xuất hiện của nhà thờ Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc đã góp phần tích cực trong việc tạo ra sự đa dạng, phong phú cho bộ mặt kiến trúc đô thị Hà Nội, cùng với những thể loại kiến trúc khác tạo ra ấn tượng về sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mỗi dịp Giáng Sinh về, những nhà thờ cổ kính ở Hà Nội lại trở thành những điểm thăm quan hút khách bậc nhất. 

Từ thế kỷ 18, Hà Nội đã là một trong những địa chỉ hàng đầu trong việc truyền đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam. Nhưng chỉ sau khi thực dân Pháp bình định Bắc Kỳ (1886-1887), quá trình xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo mới được đẩy mạnh. Sự xuất hiện của kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc đã khiến không gian đô thị Hà Nội có những thay đổi mạnh mẽ với những dấu ấn quan trọng còn tồn tại cho đến bây giờ.

Ngày nay, các nhà thờ không còn thuần túy là những công trình phục vụ tôn giáo, mà đã trở thành di sản chung, mang ý nghĩa văn hóa lớn lao đối với mọi đối tượng quần chúng. Vào mỗi dịp Giáng sinh, các nhà thờ được trang hoàng rực rỡ lại trở thành điểm tham quan ưa thích của nhiều người. Các sinh hoạt cộng đồng phong phú diễn ra trong đêm Giáng sinh tại các nhà thờ cũng thu hút đông đảo sự tham gia của người dân, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng

Mỗi ngôi nhà thờ lại mang trong mình những nét đặc trưng riêng cùng những câu chuyện riêng biệt. 


Nhà thờ Lớn Hà Nội


Tọa lạc ở số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn được xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý (thế kỷ 11-12), ở phía đông hồ Hoàn Kiếm.
 
giangsinh_nhathocokinh_1

 Nhà Thờ Lớn 
Hà Nội


Nhà thờ Lớn có tên chính thức là nhà thờ Saint Joseph, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, sau hai năm xây dựng. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, với kiểu dáng phỏng theo nhà thờ Đức Bà Paris.
 
giangsinh_nhathocokinh_2
 
Mái Nhà Thờ Lớn cổ kính, uy nghi


Khi mới xây dựng, khu vực quanh nhà thờ còn hoang vắng, ít nhà cửa. Đến thập niên 1890, phố Nhà Thờ được xây dựng theo hướng từ nhà thờ ra hồ Hoàn Kiếm, khi đó vị trí nhà thờ Lớn mới trở nên đắc địa và đóng vai trò quan trọng trong không gian đô thị Hà Nội.

Ngày nay, nhà thờ Lớn được coi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Thủ đô Hà Nội.


Nhà thờ Hàm Long


Nhà thờ Hàm Long (21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm) được xây dựng vào năm 1934 trên một khu vực tương đối rộng, nơi giao nhau giữa phố Boulevard Doudart de Lagré (phố Hàm Long) và phố Rue Jacquin (phố Ngô Thì Nhậm).
 
 
Nhà thờ Hàm Long


Kiến trúc nhà thờ nổi bật bởi tháp chuông nằm ở trung tâm mặt đứng, được trang trí giản dị và hài hòa. Một nét đặt biệt của nhà thờ là hệ thống cửa lấy sáng có hình quả trám đặt bên cạnh các họa tiết trang trí hình tròn mang nhiều tính bản địa. Sau này xung quanh nhà thờ còn được trang trí bởi nhiều tượng Thánh có nét điêu khắc rất sinh động.

Mặc dù có quy mô không lớn, trang trí không cầu kỳ, nhưng nhà thờ Hàm Long lại có nét độc đáo so với đa phần các nhà thờ Thiên chúa giáo khác ở Hà Nội thời Pháp thuộc. 


Nhà thờ Cửa Bắc


Nhà thờ Cửa Bắc (số 56 Phan Ðình Phùng, quận Ba Đình) có tên chính thức là Giáo đường Nữ vương các thánh tử đạo, được xây dựng vào khoảng những năm 1925-1930 trên khoảng đất chạy dài theo phố Boulevard Carnot (phố Phan Đình Phùng ngày nay), nơi giao nhau với phố Frères Shneider (phố Nguyễn Biểu). Vị trí nhà thờ đối diện với cổng phía Bắc thành Thăng Long nên dân gian thường gọi là nhà thờ Cửa Bắc.
 
 
Nhà thờ Cửa Bắc


Mặt bằng không gian nhà thờ được cấu trúc theo nguyên tắc nhà thờ thời kỳ Phục Hưng kiểu chữ thập La Tinh, kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm ở trung tâm. Điều này làm cho nhà thờ Cửa Bắc có nét khác biệt so với đa phần các công trình Thiên Chúa giáo có hình thức đăng đối nghiêm cẩn được xây dựng ở Việt Nam thời Pháp thuộc.

Với thiết kế mang phong cách riêng của mình, nhà thờ Cửa Bắc không chỉ là một địa chỉ tôn giáo mà còn là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội.


Nhà thờ Thịnh Liệt


Nhà thờ Thịnh Liệt còn gọi là nhà thờ Làng Tám tọa lạc ở trong ngõ Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng. Công trình được xây dựng vào năm 1911 trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng thuộc địa phận làng Thịnh Liệt, đối diện một hồ nước lớn theo thết kế của một người Việt Nam là Đốc (Docteur) Thân.

 nhà thờ
 
Nhà thơ Thịnh Liệt


Có lẽ, do nhà thờ được thiết kế bởi một người Việt Nam nên phong cách kiến trúc khá pha trộn, với bố cục cân xứng gồm hai tòa tháp theo kiểu nhà thờ Gothique, hệ thống cửa vòm tròn cộng dãy mái lợp gạch đỏ chạy dài và kết thúc ở các múi cong theo kiểu kiến trúc Phục Hưng và cả những họa tiết mang tính dân tộc.

Tuy nhiên, nhờ sự khéo léo của kiến trúc sư, các sắc thái kiến trúc của nhà thờ được kết hợp hài hòa và tọa ra được một tổng thể đẹp với tính trang trí cao bậc nhất ở Hà Nội.


Nhà thờ An Thái


Nhà thờ An Thái, có tên khác là là nhà thờ Kẻ Bưởi (ngõ 460 Thụy Khuê, Tây Hồ) được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trên đất làng An Thái, thuộc vùng Kẻ Bưởi ở phía Nam của hồ Tây.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh “Mater Dolorosa ora pro nobis”, có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con”.

 nhà thờ

 Nhà thờ An Thái
 
 
Ngày nay, nhà thờ An Thái là một trong những nhà thờ cổ còn giữ được kiến trúc nguyên bản ở Hà Nội.

Theo KTS Trần Quốc Bảo (Giảng viên chính khoa Kiến trúc và Quy hoạch - ĐH Xây dựng), đa phần các nhà thờ ở Hà Nội đều đạt được tỉ lệ hài hòa cũng như tương quan thích hợp giữa các thành phần kiến trúc, có giá trị thẩm mỹ cao. Một số nhà thờ còn khai thác những đường nét kiến trúc dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố và thành phần kiến trúc Á - Âu tạo ra ấn tượng đẹp về nhà thờ Thiên chúa giáo mang tính độc đáo Việt Nam.


Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, cảnh quan, nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo cũng là những công trình mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa, phản ánh cả một giai đoạn phát triển của thủ đô Hà Nội.

Lung linh với sắc màu Giáng Sinh

Trang trí lối vào nhà và cầu thang bằng những món đồ trang trí truyền thống luôn là cách tốt nhất để mang đến không khí Giáng Sinh cho ngôi nhà thân yêu của bạn.

Một mùa Giáng Sinh nữa lại sắp đến, bạn đã có những dự định gì cho gia đình mình trong dịp lễ đặc biệt này?

Những ý tưởng trang trí thú vị sau đây được thể hiện cụ thể qua hình ảnh sẽ giúp bạn có được những gợi ý quý giá cho công việc trang hoàng nhà cửa đón Giáng Sinh.



sacmau_giangsinh_1

Sẽ thật thú vị với một bữa tiệc Giáng Sinh ngòai ban công thoáng đãng.


sacmau_giangsinh_2

Màu xanh lá điểm xuyết bằng màu đỏ tươi sẽ làm bàn tiệc trở nên ấn tượng hơn.


sacmau_giangsinh_3

Một vòng hoa lớn tại cửa ra vào sẽ là không thể thiếu trong dịp đặc biệt này.


sacmau_giangsinh_4

Những cây nến sẽ mang đến một không khí Giáng Sinh hoàn hảo hơn cho gia đình bạn.


sacmau_giangsinh_5

Bạn cũng đừng quên hoa tươi và những quả cầu thủy tinh trang trí cho cây thông Noel.



sacmau_giangsinh_6 
Trang trí cho cửa sổ bằng một vòng hoa là việc bạn nên làm.



sacmau_giangsinh_7 

Bộ chén đĩa, cốc tách được sử dụng riêng cho ngày lễ sẽ hòan thiện hơn cho công việc chuẩn bị của bạn.


sacmau_giangsinh_8 

Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể trưng bày những món đồ handmade liên quan đến Giáng Sinh trong nhà vào dịp này.



sacmau_giangsinh_9

Nghiên cứu cách thức làm Nhà tại “NetZero” – Xu hướng tất yếu của thời đại


Phần mềm thiết kế xây dựng ArchiCAD và những sản phẩm đi kèm từ các công ty thiết kế bền vững như GRAPHISOFT, EcoDesigner và công ty thiết kế hàn chì, điện tử và cơ khí MEP Modeler giúp Zona tạo mô hình ngôi nhà 3D một cách nhanh chóng. Zona nói: “Làm sao bạn có thể vẽ được một cách chính xác bên trong một quả bóng với phần mềm 2D. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành việc thiết kế theo cách này. Cách duy nhất là sử dụng phần mềm thiết kế 3D như ArchiCAD. Bạn có thể đi xuyên qua ngôi nhà và có thể nhìn thấy một cách chân thực và sống động các khoảng không gian của nó. Bạn có thể hiểu được những không gian có hình dáng đặc biệt bao gồm cả những đặc điểm về nhiệt độ ở độ sâu 2 tầng nhà. Bạn có thể thử nghiệm các chất liệu, màu sắc, bối cảnh khác nhau và việc lắp đặt nội thất bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Tôi đang theo dõi mặt nền mới với những bức tường cong để xem chúng trông như thế nào trước khi tôi tiến hành đầu tư để xây dựng”.

Bản chất của vạn vật trong tự nhiêu đều không hẳn là sự hoàn hảo, mọi vật tồn tai phát triển đều tự định hướng mặt trời, đó là chân lí thiết kế căn nhà “Netzero” của KTS John Zona, sáng tạo mới mẻ!
Nằm tại khuôn viên Jackville – Florida, căn nhà độc đáo với khu trung tâm và phòng khách hình dáng bầu dục được KTS John Zona thiết kế bằng công nghệ BIM (sử dụng phần mềm ArchiCAD của hãng Graphisoft), với mục tiêu tiết kiệm hệ thống làm mát mà các dạng nhà tại khu vực miền nam nước Mỹ vẫn sử dụng từ trước tới nay.


Cung dài của ngôi nhà và các căn phóng hướng ra 2 hướng Bắc Nam, mặt phía Bắc làm mát tự nhiên, còn phía nam bố trí các cổng vòm sâu trên bề mặt các cửa sổ để tránh ánh sáng trực tiếp từ các hướng. Các vị trí của ngôi nhà này chịu cường độ ánh sáng vào hơn phía Đông – Tây nên có ít bền mặt được hấp thụ nhiệt trực tiếp.
KTS cho biết không có điểm thiết kế nào giống với bản thiết kế gốc của ngôi nhà dành cho KTS: “Tôi đã bắt đầu với một bản thiết chuẩn đặc thù cho ngôi nhà của kiến trúc sư. Khi tôi đang định xin giấy cấp phép xây dựng thì tình cờ tôi tham dự một hội nghị về thiết kế bền vững của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ. Mặc dù tôi luôn ưa thích các thiết kế bền vững, tôi chợt nhận ra và nói “mình đang làm cái quái gì thế này?” Mình có một cơ hội vàng để thiết kế một ngôi nhà cuối cùng và mình đang xây dựng nó theo cách kiến trúc thông thường mà ai cũng biết ư? Tại sao lại phải làm như vậy? Tính sáng tạo và nghiên cứu đã đặt ở đâu? Do đó, tôi không theo cái khuôn mẫu mà mình vẫn thường làm cho khách hàng. Tôi bỏ bản thiết kế cũ đi, vẽ lại 1 bản mới ngay trên mặt sau của tờ giấy ăn”.


Các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng

Để giải bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả, anh xây dựng thêm một ngôi nhà thứ ba, một nhà kính ở khu đất trống, ngôi nhànày đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà Net zero. Căn nhà Net zero của Zona phải có lượng tiêu thụ điện không vượt quá lượng điện mà nó tạo ra. Ngôi nhà kính chứa những tấm pin quang điện có công suất 6,5 kwH,một công tơ điện chuyên biệt cho phép dự trữ điện năng vào trong lưới điện trong điều kiện có nhiều ánh sáng mặt trời và lấy ra sử dụng khi không có nhiều ánh sáng. Zona giải thích: “Chúng tôi có thể hoàn toàn không phụ thuộc vào lưới điện nhưng các tấm pin chưa đủ hiệu quả để lưu trữ nguồn điện năng từ mặt trời xét theo khía cạnh kinh tế.”


Zona lắp thêm một hệ thống làm mát địa nhiệt chỉ tiêu tốn năng lượng bằng một nửa những chiếc điều hoà thông thường. Nó lấy nước từ mạch nước ngầm có nhiệt độ 70 ∙F cách mặt đất 300feet, cho nguồn nước mát này chạy qua một bộ trao đổi nhiệt để thổi vào một lượng không khí khoảng 55 ∙F sau đó nước sẽ được quay trở lại mạch nước ngầm. Hệ thống làm mát truyền thống lãng phí một lượng năng lượng lớn để làm mát không khí thường có độ nóng khoảng 100 ∙F. Anh cũng thiết kế một tháp chứa nước có dung tích 8.000 galon để chứa nước mưa sử dụng cho việc tắm rửa, lau chùi và những công việc không dùng đến nước uống. Nước thải sẽ được lọc và được sử dụng để tưới cây. Chất thải hữu cơ bao gồm thức ăn thừa, bình thường sẽ bị đem đến bãi rác thải thì nay sẽ được ủ thành phân để bón trong vườn.


Zona sử dụng đèn LED và đèn huỳnh quang hạ áp để chiếu sáng, cả 2 loại đèn này đều có thể tạo ra ánh sáng ấm áp giống như bóng đèn sợi đốt truyền thống. Toàn bộ ngôi nhà đã được mắc dây để lặp đèn LED ngay khi chi phí công nghệ có thể đáp ứng các điều kiện.
Lớp vỏ bọc được làm bằng thép có gợn sóng thẳng đứng trông rất bắt mắt sẽ phản chiếu ánh sáng, giảm bức xạ chứ không hấp thụ ánh mặt trời. Zona nói:“Để có được một ngôi nhà Net zero, bạn phải dành nhiều thời gian để suy xét mọi quyết định của mình, nếu bạn không chọn vị trí phù hợp cho ngôi nhà ngay từ đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở các bước tiếp theo. ArchiCAD giúp chúng tôi trong việc định hướng các khu nhà nhằm bảo vệ chúng khỏi ánh mặt trời đồng thời tận dụng tối đa nguồn năng lượng này. Tất cả các thiết bị điện được lặp đặt trong ngôi nhà như máy bơm, quạt, bóng đèn, và những đồ gia dụng cần được tính toán kĩ lưỡng để đảm bảo lượng tiêu thụ không vượt quá mức 6,5 kwH. Bạn cần tính xem : thiết bị này tiêu thụ bao nhiêu điện năng, nó hoạt động trong thời gian bao lâu và làm cách nào bạn có thể thu được lợi ích từ những phương pháp kĩ thuật như việc cách điện hiệu quả. Và cuối cùng bạn phải đảm bảo có thừa lượng điện”.


Ngoài việc tiết kiệm năng lượng tối đa, Zona cũng quan tâm đến môi trường xung quanh. Bên cạnh việc tái sử dụng nước một cách hiệu quả, tất cả các nguyên vật liệu đều được lấy từ các nguồn xung quanh và gỗ phế liệu từ việc xây dựng sẽ được tái chế thành những tấm ván mới.
Quy tắc cốt lõi của việc sử dụng phần mềm BIM


Một khi ngôi nhà được dựng mô hình trong phần mềm ArchiCAD, người sử dụng có thế tự động tạo ra bản 2D để tương thích với sơ đồ mặt sàn 2D, những độ cao, các bộ phận và được chiếu thành hình ảnh cho các nhà xây dựng. “bản vẽ được thực hiện tự động và nhanh gấp 5 lần so với phần mềm CAD 2D – phần mềm đang trở nên lỗi thời. ArchiCAD được sử dụng dễ dàng hơn 2-D CAD. Đối với ngôi nhà này, việc sử dụng ArchiCAD là bắt buộc để cụ thể hoá tất cả nhưng gì mà chúng tôi hình dung trong đầu và vì vậy ngôi nhà trong mơ của chúng tôi đã trở thành hiện thực.

10 xu hướng đẹp mắt và tiện dụng cho nhà bếp

Ngày nay, bóng đèn điện không chỉ có chức năng chiếu sáng mà còn phải thỏa mãn thị giác và đem lại hiệu ứng sang trọng. Đối với căn bếp nhà bạn cũng vậy, khi bố trí những bóng đèn độc đáo, đẹp mắt, bạn sẽ tạo ra không gian mang phong cách đặc trưng của chủ nhà. Ba bóng đèn thủy tinh này không chỉ là nguồn cung cấp ánh sáng mà còn trông giống như tác phẩm điêu khắc tinh tế.


1. Sử dụng những đường cong
 
 
Các nhà thiết kế đang có xu hướng thiên về sử dụng những đường cong trong nhà bếp thay vì hình dạng thẳng và vuông quen thuộc nhằm đem lại sự mềm mại và ấn tượng hơn. cho trong không gian nấu nướng. Các bồn rửa dạng tròn, các góc cua và đường cong của đồ gỗ… đã thay đổi hình dạng và phong cách của không gian góc thông thường trong khu vực bếp núc. 

2. Pha trộn phong cách và vật liệu trong thiết kế nhà bếp
 
 
Kết hợp phong cách và chất liệu đa dạng là ý tưởng nhằm tạo ra sự độc đáo cho nhà bếp và hiện đang rất được ưa chuộng. Chẳng hạn, trên nền bức tường gạch truyền thống, bạn cho lắp thiết bị thép không gỉ hiện đại, đem lại một không gian bếp ấn tượng với sự giao thoa của cũ và mới. Sự kết hợp của vật liệu cũng là một trong những cách thức dễ dàng, cá tính để thể hiện phong cách của gia chủ cũng như tạo sự hiện đại cho căn phòng yêu thích.
 
 
3. "Trang điểm" cho nội thất nhà bếp và tủ
 
 
Chẳng hạn, trong nhà bếp, nếu bạn loại bỏ các tay nắm thông thường và thay thế chúng bằng một vài phụ kiện tinh xảo thì sẽ giúp đem lại hiệu ứng lạ, tạo cái nhìn thanh lịch mà sang trọng cho nội thất. Ngay cả phía bên dưới tủ bếp cũng có thể biến thành nơi “gửi gắm” ý đồ đặc biệt của bạn về kiểu dáng. Đây là một trong những xu hướng tinh tế đang ngày càng được ưa chuộng.
 
 
4. Chi tiết nghệ thuật trong nội thất nhà bếp
 
 
Thêm những chi tiết lạ mắt, chẳng hạn như một hình ảnh nghệ thuật đơn giản sẽ là một cách mang đến vẻ thời trang và độc đáo cho nhà bếp. Ngay cả khi muốn duy trì phong cách mộc mạc cho căn bếp với tông màu trắng cổ điển thì bạn vẫn hoàn toàn có thể bổ sung thêm các chi tiết nghệ thuật kiểu như vậy. Cách này sẽ khơi gợi được nhiều cảm hứng thú vị, sinh động.
 
 
5. Vẻ ngoài lạ mắt và đầy màu sắc
 
 
 
 
Các chi tiết sống động được đặt đúng chỗ có thể chuyển đổi sắc thái cũng như phong cách của một căn phòng. Một điểm nhấn lạ mắt và đầy màu sắc trong căn bếp sẽ ngay lập tức thu hút được sự chú ý. Ví dụ như trong trường bức ảnh trên, màu xanh trơn láng của bề mặt bếp này trở nên rất nổi bật khi phản chiếu ánh sáng hoàn hảo. Bên cạnh đó, kết hợp với những viên gạch ốp cùng tông màu trên cột tường ngay gần đó, nó đã tạo nên một khung cảnh cực kỳ hút mắt.
 
 
6. Thiết bị nhà bếp mini
 


 
 
Thiết bị nhỏ nhưng hiệu quả, đó là xu hướng mới cho các thiết bị gia dụng. Máy rửa bát mini được lắp vừa xinh trong ngăn kéo tủ bếp giúp tiết kiệm không gian trong nhà bếp. Lò vi sóng và tủ lạnh mini cũng ngày một phổ biến do vừa phù hợp với các gia đình trẻ vừa làm cho căn phòng gọn mắt hơn.
 
 
7. Ẩn đi thiết bị giặt
 
 

 
 
Một trong những xu hướng hiện nay là người ta thích đặt máy giặt và máy sấy trong các tủ bếp hoặc tủ có khóa. Nắp mở linh hoạt của tủ đựng cho phép việc sửa chữa thuận tiện và bảo trì thiết bị dễ dàng hơn.
 
 
8. Kệ mở
 

 
 
Kệ mở có thể là sự bổ sung hoặc thậm chí thay thế cho các tủ trên của nhà bếp. Chúng cung cấp cho bếp vẻ ngoài bớt thô cứng, tù túng nhờ cho phép ánh sáng chiếu vào đầy đủ, dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số chi tiết trang trí cho kệ này để tăng sự lôi cuốn cho căn bếp, hay đơn giản là để làm duyên cho góc nấu nướng, khơi dậy nguồn cảm hứng tích cực hơn.
 
 
9. Lưu trữ đồ dùng nhà bếp tiện lợi 
 
 

 
Một nơi có thể chứa tất cả các vật dụng tối thiểu của nhà bếp là một trong các yêu cầu chính khi thiết kế một nhà bếp hiện đại. Những ngăn tủ nhỏ với kích thước tùy chỉnh có thể là nơi "trú ngụ" thích hợp cho khay, hộp, thớt, dao và nhiều thứ hơn nữa. Bên cạnh đó, ngăn kéo cũng tiện lợi hơn các hộp đựng nhờ thiết kế trượt nhanh gọn, giúp bạn nhanh chóng tìm thấy được thứ cần thiết.
 
10. Nghệ thuật chiếu sáng